Những điều thú vị mà có thể bạn chưa biết về giải đua F1
Giải đua Công thức 1 hay còn gọi là F1 luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới. Là một người hâm mộ của giải đua xe F1 nhưng liệu bạn đã biết điều này? Giải đua có tới 2 chức vô địch, mỗi đội đua có tới 600 nhân sự phối hợp để giành chiến thắng. Mỗi một giải đua được tổ chức thì các đội có thể phải chi tới 500 triệu USD. Ngoài ra còn rất nhiều điều thú vị khác mà bạn chưa biết về giải F1. Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau đây của capnhatgame24h nhé.
Một vài điều thú vị bạn chưa biết
Có đến 2 chức vô địch tại giải đua F1
Giải đua công thức 1 (Formula 1 – F1) có tổng 21 chặng đua, để tìm ra người vô địch chung cuộc. Chức vô địch đầu tiên được mọi người biết đến là “Driver’s Championship”. Dành cho tay đua giành được nhiều điểm nhất trong tất cả chặng đua.
Chức vô địch thứ 2 là chiếc cúp vô địch đồng đội (Constructor’s Championship). Chức vô địch này được tính dựa trên tổng điểm mà 2 tay đua trong cùng một đội đua nhận được.
Trong một đội đua giải đua F1 có đến 600 nhân sự
Chỉ có khoảng 50 người xuất hiện trong các ngày đua. Tuy nhiên lực lượng hậu cần phía sau mỗi đội có thể lên tới 600 người. Mỗi tay đua có riêng một đội bao gồm các kỹ sư, người quản lý, thợ máy. Cùng các nhân sự phục vụ cho các hoạt động truyền thông của tay đua. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào năng lực kinh tế của đội đua. Cũng như mức độ nổi tiếng của tay đua. Nhưng không có gì ngạc nhiên khi hàng trăm người cùng nhau làm việc. Chỉ để đạt được mục tiêu duy nhất là mang về chiến thắng.
Cấm tiếp nhiên liệu khi đang thi đấu
Trong thực tế, quá khứ giải F1 cho phép các đội đua tiếp xăng. Tuy nhiên đã có một số trường hợp cháy nổ sảy ra khi tiếp xăng. Vì vậy ban tổ chức đã quy định cấm các đội đua tiếp nhiên liệu.
Quy định này được nhiều người đồng tình vì giúp cho trận đua F1 trở nên gay cấn hơn. Các đội đua phải tính toán lượng nhiên liệu vừa đủ cho mỗi trận đua.
Giải đua F1- Môn thể thao tốn nhiều tiền nhất
Theo số liệu thống kê của các đội đua F1 thì mỗi năm số tiền phải bỏ ra vô cùng lớn. Khoảng 100 triệu USD và có thể lên đến 500 triệu USD. Chỉ riêng phần nghiên cứu và phát triển động cơ đã tiêu tốn các đội đua từ 125-225 triệu USD.
Cùng với đó, một số đội đua còn đào tạo các tay đua khi còn rất trẻ. Các tay đua trẻ phải bỏ ra số tiền rất lớn khoảng 20 triệu USD(tương đương 450 tỷ đồng). Và được đào tạo từ khi chỉ mới 8-9 tuổi với khởi đầu là bộ môn đua xe go kart.
Vô lăng của xe F1
Vô lăng trên những chiếc xe F1 trông giống như một tay cầm để chơi game hơn là sử dụng để thi đấu. Vô lăng F1 được phát triển công nghệ liên tục mỗi năm. Và các tay đua đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình phát triển này.
Vô lăng F1 cho phép tay đua điều chỉnh các chế độ của động cơ. Nói chuyện với nhân viên kỹ thuật của đội đua, thậm chí là đặt giới hạn tốc độ khi chạy vào khu vực đường pit. Một vô lăng F1 có thể mất tới 80 giờ để hoàn thành vì độ phức tạp của chúng.
Những chiếc xe có cực kì nhiều chi tiết
Mỗi chiếc F1 bao gồm tối thiểu 80.000 bộ phận khác nhau. Và chúng phải được lắp thủ công 100% nhằm đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Trung bình mỗi bánh xe quay 50 vòng/giây.
Bình quân mỗi lốp xe này mất khoảng 0,5 kg khi vào đường pít do bị mòn. Những lốp xe bình thường được thiết kế để chạy 60.000-100.000km. Nhưng lốp xe đua chỉ được thiết kế để chạy 90-120km nhằm tăng tốc tối đa cho chặng đua. Với tốc độ cao nhất, bình quân mỗi lốp xe đua quay khoảng 50 vòng/giây. Tại đường pit thay lốp, các nhân viên chỉ tốn khoảng 3 giây để thay bánh cho một xe đua, một tốc độ đáng nể.
Những vụ tai nạn đáng chú ý trong lịch sử F1
- Tay đua người Pháp Jules Bianchi đã đâm vào xe cần cẩu trong chặng đua vào năm 2014 tại Nhật Bản. Và may mắn sống sót sau cú va chạm lên tới 94G. Đáng buồn thay, nhiều tháng sau tay đua chết trong bệnh viện vì biến chứng. Đó là trường hợp tử vong duy nhất gây ra bởi một tai nạn F1 kể từ tai nạn chết người của Ayrton Senna năm 1994.
- Robert Kubica, tay đua Ba Lan đã sống sót sau một vụ tai nạn khi anh va vào một bức tường bê tông khi đang bay với tốc độ 230km/h, chiếc xe lộn nhào và dừng lại bên cạnh một rào chắn. Tay lái quay trở lại đường đua một tháng sau đó.
- Ferrnando Alonso (áo trắng) bước ra khỏi chiếc xe đua trong tai nạn ở giải đua Grand Prix 2016 tại Úc
- Fernando Alonso đâm vào hàng rào cao su ở tốc độ 305km/h với lực tác động cực đại là 46G. Tay đua người Tây Ban Nha ít phút sau đã bước ra khỏi buồng lái một cách ngoạn mục.
- Tay đua Felipe Massa trong chặng đua 2009 ở Hungary đã bị một chiếc lò xo bay thẳng vào mặt phá vỡ kính chắn mũ bảo hộ và làm nứt vỡ hộp sọ khi đang lao với tốc độ hơn 280km/h. Massa may mắn sống sót và trở lại đường đua vài tháng sau đó và sau này ảnh giải nghệ năm 2017.